Những điều cần biết về vi sinh cá Koi

vi sinh cá koi

Hồ cá Koi ngoài trời thường gặp rất nhiều vấn đề về nước đục bẩn, ô nhiễm nguồn nước. Nó khiến cá Koi của bạn bị Stress nghiêm trọng vì có rất nhiều chất độc tồn đọng trong bể quá lâu và nhiều nên khiến cá của bạn yếu hoặc chết đột ngột. Để xử lý được việc nước đục bẩn ô nhiễm phụ thuộc phần lớn vào hệ vi sinh trong nước có đủ mạnh hay không. Dưới đây là cách mà bạn có thể tạo ra vi sinh cá Koi nhanh chóng để giúp cứu sống đàn cá Koi giá trị vô cùng cao của bạn.

 

VI SINH CÁ KOI LÀ GÌ?

Vi sinh cá Koi là gì?
Vi sinh cá Koi là gì?

Vi sinh cho bể cá là những sinh vật nguyên thủy vô cùng nhỏ bé. Bằng đôi mắt thường bạn không thể nào nhìn thấy được chúng, bạn chỉ có thể thấy chúng qua kính hiển vi phóng đại. Chúng tồn tại ở mọi nơi trên trái đất này ngay khi cả ở những nơi không có loài vật nào có thể sống nổi. Vi sinh có trong nước gồm nhiều loại như vi khuẩn, vi nấm, vi tảo có lợi hoặc có hại.

Vi sinh nó có tác dụng làm sạch loại bỏ các cặn bã trong hồ cá. Thức ăn của chúng vô cùng đơn giản chính là những thức ăn dư thừa, phân cá hay những chất hữu cơ có ở trong nước. Chúng giúp ta phân hủy cặn bể để mang lại môi trường vô cùng trong sạch của nước. Hơn nữa, các chất hữu cơ dư thừa còn lại là nguồn phát triển những rêu tảo có hại, vì vậy vi sinh chúng còn giúp ta ngăn chặn sự phát triển của rêu tảo có hại cho hồ cá. Hạn chế gây ra các nguồn gây bệnh cho cá.

Vi sinh là một phần vô cùng quan trọng cho hồ cá Koi, vì vậy, hãy tạo nên một môi trường nuôi dưỡng hệ vi sinh cho bể cá koi của bạn phát triển thật mạnh mẽ là việc tối thiểu cần phải làm khi setup hồ cá mới.

 

CÁCH TẠO RA VI SINH CÁ KOI MỘT CÁCH NHANH CHÓNG VÀ VÔ CÙNG HIỆU QUẢ.

Tạo nơi nơi trú ẩn để cho vi sinh phát triển.

Vi sinh là những sinh vật rất chi là nhỏ bé, vì vậy chúng ta sẽ tìm chọn ra những ngôi nhà thật sự phù hợp với chúng và có khả năng trú ẩn vô cùng tốt. Những bề mặt rất sần sùi và chứa nhiều lỗ nhỏ li ti là nơi yêu thích để chúng chọn sinh sống. Những vật liệu lọc nước hiện nay trên thị trường được tạo ra cho vi sinh sinh sống với bề mặt chứa hàng triệu những lỗ nhỏ li ti như matrix, sứ lọc,… Ngoài ra còn có những vật liệu tự nhiên như đá tự nhiên, nham thạch, san hô hóa thạch cũng rất tốt cho vi sinh cho bể cá Koi phát triển một cách mạnh mẽ.

Những vật liệu lọc này thường được sử dụng trong những hệ thống bể lọc riêng. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng đá tự nhiên để xây thành bể, và đáy bể để phát triển vi sinh trong bể chính.

Vi sinh còn sống có thể trú ẩn trên các cây thủy sinh, bạn có thể lựa chọn việc trồng cây thủy sinh vào trong hồ để tạo thêm sự sinh động và đa dạng thực vật cho hồ cá Koi của mình mà còn tốt cho cá.

Tạo nhà cho vi sinh ở đủ nhiều và đủ mạnh để giúp bể cá của bạn luôn ổn định. Ngoài ra, bể cá Koi của bạn cần phải có một hệ lắng lọc cho hồ cá Koi giúp cho việc lọc hồ trở nên hiệu quả hơn và để vi sinh phát triển tốt nhất có thể.

 

Bổ sung thêm vi sinh cho hồ cá Koi

Vi sinh hình thành một cách vô cùng tự nhiên. Tuy nhiên, khi ta vừa setup xong bể cá, cần mất 1 thời gian để những vi sinh đầu tiên có thể hình thành và chúng phát triển rất chậm. Cách nhanh nhất mà ta có thể tạo ra vi sinh cho cá Koi một cách nhanh chóng đó chính là sử dụng những sản phẩm vi sinh hiện có trên thị trường. Ta thường thấy có 2 dạng sản phẩm là dung dịch và dạng bột. Dung dịch nó đem lại hiệu quả nhanh hơn dạng bột.

Ngoài ra,chúng ta còn có 1 cách khác để tạo vi sinh đó chính là mượn những tấm lọc jmat của những bể cá đã ổn định và đặt vào hệ lọc của bạn. Bên trong tấm lọc jmat ấy nó chứa rất nhiều vi sinh đã ổn định cho bể cá mới setup của bạn.

Đối với những bể cá đã lâu và đang gặp tình trạng ô nhiễm nước nặng, hãy tiến hành vệ sinh bể cá của bạn, thay nước cho bể cá và châm thêm bộ vi sinh vào bể cá.

 

HƯỚNG DẪN TẠO HỆ THỐNG LỌC VI SINH CHO HỒ CÁ

Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho hồ cá
Hướng dẫn tạo hệ thống lọc vi sinh cho hồ cá

Bước 1. Chuẩn bị nước trước khi đưa vi khuẩn nitrat hóa vào bộ lọc.

Khi bắt đầu vận hành hệ thống lọc bằng cách cho nước chạy theo một tuần hoàn từ hồ nuôi sang bộ lọc và quay trở lại hồ nuôi. Chúng ta phải đảm bảo nước trong hồ không còn tồn dư clo, vì clo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các mầm bệnh nên nó sẽ diệt luôn cả vi khuẩn nitrat hóa. Nhiệt độ trong nước cũng cần được điều chỉnh sao cho gần với nhiệt độ mà khi ta thả vật nuôi vào trong hồ.

Bước 2. Bổ sung kiềm, đây là nguồn carbon giúp vi khuẩn phát triển.

Cacbonhidroxit (CO2) hòa tan trong nước là nguồn cacbon giúp phát triển các tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, ta cũng có thể bổ sung thêm vào nước những hợp chất mà có chứa các ion cacbonat (CO3-2) và bicacbonat (HCO3–), do đây cũng là nguồn cacbon và nó có thể giúp ta dễ dàng kiểm soát được khi đưa vào hệ thống. Trong bài viết hướng dẫn này, tác giả đã sử dụng chất natri bicacbonat (NaHCO3), hay còn thường được gọi là bột baking soda, để làm tăng độ kiềm trong hệ thống lọc.

Ta cho baking soda vào để tăng độ kiềm trong hệ thống lọc lên tới mức 200 đến 250 mg/L, vi khuẩn nitrat hóa sẽ phát triển tốt nhất ở nồng độ này. Khi vi khuẩn đã tạo được quần thể ổn định, ta có thể cho độ kiềm hạ xuống tới mức bình thường, sao cho nó có thể phù hợp với yêu cầu về độ kiềm của vật nuôi. Theo kinh nghiệm của tác giả thì để làm tăng độ kiềm thêm 10mg/L, thì ta cần cho 14g baking soda vào mỗi lít nước. Tuy nhiên, do nguồn nước mỗi nơi mỗi môi trường sẽ thường khác nhau nên ta cũng cần sử dụng thêm các bộ test về độ kiềm để theo dõi và đo lường cho một cách thật chính xác.

Lưu ý: Độ kiềm KH và độ cứng GH là 2 chỉ tiêu chất lượng nước vô cùng khác nhau. Cả 2 đều được đo bằng đơn vị mg/L CaCO3 nên dễ gây hiểu lầm cho chúng ta là chúng giống nhau. Do đó, các bạn thật sự cần chú ý khi chọn mua công cụ để đo độ kiềm.

Bước 3. Điều chỉnh độ pH nếu cần thiết.

Thông thường thì độ pH không phải là vấn đề mà ta cần bận tâm nếu như độ kiềm đã được nâng lên mức 200 đến 250 mg/L như ta đã đề xuất đến ở bước 2. Dãy pH tối ưu để vi khuẩn nitrat hóa phát triển tốt là từ 6.8 đến 7.2. Độ pH thường hiếm khi bị rơi xuống dưới mức 6.8 trừ khi hàm lượng CO2 trong nước đạt tới mức rất cao, điều này sẽ rất khó xảy ra vì trong suốt quá trình khởi động hệ thống lọc, việc cho nước chạy theo một tuần hoàn, sục khí và giải phóng khí đã làm cho hàm lượng CO2 trong nước bị suy giảm đi rất nhiều.

Bước 4. Cung cấp amoniac (NH3) và nitrit (NO2–).

Ta cho vào hồ amoni hydroxit (NH4OH), amoni clorua (NH4Cl) hoặc ammonium nitrit (NH4NO2), đây đều là những hợp chất mà ta có thể thấy đều chứa amoniac. Trong nội dung bài viết này, tác giả đã sử dụng NH4OH để tăng hàm lượng NH3 trong nước lên từ 3 đến 5 mg/L. Ở mức này, có nhiều công cụ và phương pháp đo lường mà ta có thể đo được hàm lượng NH3 tương đối chính xác, và ít bị rủi ro sai số xảy ra.

Khi ta cho amoni hydroxit (NH4OH) vào hồ, ta nên bắt đầu bằng một lượng nhỏ trước, chờ một thời gian để hợp chất này hòa tan hoàn toàn vào nước, sau đó ta bắt đầu tiến hành đo hàm lượng amoniac (NH3). Nếu chưa đạt tới mức  từ 3 đến 5 mg/L thì ta cho thêm, vẫn chỉ nên cho thêm một lượng nhỏ rồi ta tiến hành đo tiếp để tránh trường hợp cho thêm quá tay, khiến hàm lượng amoniac (NH3) vượt quá xa mức 5 mg/L, lúc này một số công cụ đo có thể  cho ta ra một kết quả có độ sai số khá cao.

Bước 5. Đưa vi khuẩn nitrat hóa vào hệ thống.

Ngoài cách ta ngồi chờ đợi vi khuẩn nitrat hóa trong tự nhiên phát triển, thì chúng ta cũng có thể sử dụng các sản phẩm vi sinh hiện nay đang được bán trên thị trường (Biofish Koi) để rút ngắn quá trình khởi động bộ lọc. Ta phải  cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng các sản phẩm vi sinh thươnphairc này , do các bước bên trên có thể rất khác so với trong hướng dẫn của nhà sản xuất đã ghi.

Còn có một cách mà ta cũng thường hay thấy được người chơi cá cảnh, thủy sinh hay aquaponics sử dụng đó là: ta đưa vào bộ lọc mới một số vật liệu lọc được lấy từ một bộ lọc đã và đang hoạt động rất ổn định. Mặc dù mật độ vi sinh cho cá Koi trong các vật liệu lọc này sẽ có thể không cao bằng so với các sản phẩm vi sinh thương mại, nhưng vẫn cao và hiệu quả hơn so với việc ngồi chờ vi khuẩn trong tự nhiên phát triển từ từ.

Bước 6. Theo dõi các thông số chất lượng nước.

Các thông số chất lượng nước ta cần được kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình khởi động bộ lọc sinh học. NH3, NO2–, pH, nhiệt độ và độ kiềm là những thông số chính mà ta cần được theo dõi hàng ngày, đặc biệt là amoniac (NH3) và nitrit (NO2– ), các công cụ và phương pháp đo lường 2 chỉ tiêu này cần phải có độ chính xác và có độ tin cậy cao. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải chuẩn hóa và áp dụng nhất quán các công cụ và phương pháp đo lường trong tất cả các lần mà ta kiểm tra chất lượng nước. Ví dụ như:

    • Nếu ngày thứ 1 ta lấy mẫu nước tại vị trí A trong hồ nuôi vào lúc 8h sáng để đo chất lượng, thì tất cả những ngày còn lại sau đó, khi đo ta cũng sẽ phải lấy mẫu nước tại chính vị trí A đó đúng vào lúc 8h sáng.
    • Khi đo thông số amoniac (NH3) và độ pH: nếu ngày 1 dùng bộ test amoniac (NH3) của Sera và bút đo độ pH Hanna, thì những ngày còn lại ta cũng phải dùng chính bộ test và bút đo đó, không nên dùng một bộ test amoniac (NH3) và độ pH khác nhãn hiệu, vì kết quả ít nhiều sẽ có sự sai lệch giữa các nhà sản xuất thiết bị đo lường.

Bước 7. Chú ý sự suy giảm nồng độ NO2–.

Khi quần thể vi khuẩn Nitrobacter phát triển đạt đủ số lượng, chúng sẽ bắt đầu tiêu thụ nitrit (NO2–)nhiều hơn so với lượng nitrit (NO2– )được thêm vào hệ thống hoặc được sản sinh ra bởi vi khuẩn Nitrosomonas, và do đó, hàm lượng nitrit (NO2-) sẽ bị giảm đi. Xu hướng này sẽ được tiếp diễn cho đến khi hàm lượng nitrit (NO2–) trong hệ thống được giảm về một mức ổn định nào đó sẽ không tăng cũng không giảm. Tại thời điểm này, nếu nồng độ amoniac (NH3) và nitrit (NO2–), cùng với các thông số quan trọng khác đã ở mức ta có thể chấp nhận được cho vật nuôi thì ta có thể bắt đàu cho thả chúng vào hồ (vd: loại cá bạn nuôi yêu cầu pH từ  6.5 đến 7.5, nhiệt độ từ 22 đến  28 độ C, amoniac (NH3) dưới 1 mg/L, nitrit (NO2– ) dưới 0.2 mg/L, v.v. Nếu sau khi ta tiến hành đo và thấy các thông số đó đều thỏa mãn yêu cầu thì có thể cho cá vào hồ.)

Để ta có thể kiểm soát dịch bệnh tốt nhất có thể, các cơ sở nuôi có quy mô lớn thường xuyên tiến hành vệ sinh và sát trùng hệ thống lọc sinh học sau mỗi chu kỳ nuôi. Hoạt động này không chỉ diệt trừ được các mầm bệnh và còn có thể diệt luôn cả vi khuẩn nitrat hóa trong bộ lọc sinh học, do đó bộ lọc cần phải được khởi động lại cho một chu kỳ nuôi tiếp theo.

Đối với những người chơi cá thông thường, tuy mật độ và số lượng nuôi không nhiều bằng các trại nuôi lớn mà ta thường thấy, nhưng ta cũng phải nên thỉnh thoảng vệ sinh và khử trùng toàn bộ hệ thống nuôi và lọc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho vật nuôi ở trong hồ. Do trong tự nhiên luôn luôn tồn tại cả vi sinh có lợi lẫn vi sinh có hại. Mặc dù bộ lọc là nơi ở cho vi sinh có lợi trú ẩn và phát triển, nhưng đó cũng là nơi mà vi sinh gây hại cũng có thể bám vào sinh sống và sinh sản. Nếu vì một lý do nào đó mà điều kiện môi trường thay đổi theo một hướng có lợi cho vi sinh vật gây hại thì chúng sẽ phát triển một cách đột ngột và áp đảo quần thể vi sinh vật có lợi, và bắt đầu tấn công vào vật nuôi trong hồ.

Một vài mẹo nhỏ và lời khuyên khi khởi động hệ thống lọc vi sinh

Trong giai đoạn bắt đầu khởi động, ta có thể nâng nhiệt độ lên một chút ít để đẩy nhanh các quá trình hóa sinh được diễn ra trong hệ thống, nhờ đó ta có thể đẩy nhanh được tốc độ quá trình phát triển của quần thể vi khuẩn nitrat hóa. Tuy nhiên, ta không nên tăng quá 2 đến 3 độ C so với nhiệt độ khi nuôi cá, tôm tép, v.v. (vd: nếu nhiệt độ trong giai đoạn nuôi cá là từ 24 đến 28 độ C, thì ta chỉ nên nâng nhiệt độ trong giai đoạn khởi động bộ lọc lên tới mức từ 30 đến 31 độ C. Nếu ta tăng nhiệt độ quá cao thì có thể khiến vi khuẩn nitrat hóa bị chết hàng loạt do không quen với dãy nhiệt độ mới này).

Vi khuẩn nitrat hóa là một loại vi khuẩn hiếu khí và rất nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, ta cần đặt bộ lọc ở nơi tối hoặc thiếu ánh sáng, và sục khí liên tục trong bể lọc để duy trì lượng oxy hòa tan trong nước ở mức cao để duy trì và phát triển tốt quần thể vi khuẩn.

Để quá trình khởi động lọc sinh học đạt được hiệu quả về mặt chi phí hơn, ta có thể chủ động giảm mực lượng nước trong hồ nuôi. Nhờ lượng nước ít hơn, nhiệt độ có thể được thay đổi một cách vô cùng dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời lượng dinh dưỡng được yêu cầu cho sự phát triển của vi khuẩn trong hệ thống lọc cũng sẽ được giảm xuống.

Việc mà ta sử dụng các vật liệu lọc mới, chưa được qua sử dụng lần nào có thể gây ra khó khăn cho giai đoạn khởi động lọc sinh học, bởi vì trên bề mặt vật liệu lọc mới có thể vẫn còn nhiều chỗ rất sáng bóng và trơn trượt khiến cho vi khuẩn rất khó để bám vào tạo nên quần thể và phát triển. Do đó, những vật liệu lọc cũ, đã từng được qua sử dụng trước đây, thường sẽ giúp cho các lần khởi động sau này diễn ra một cách nhanh hơn.

 

BIOFISH KOI – CHẾ PHẨM VI SINH CHUYÊN DÙNG CHO HỒ CÁ KOI

Biofish Koi - Chế phẩm vi sinh chuyên dùng cho hồ cá Koi
Biofish Koi – Chế phẩm vi sinh chuyên dùng cho hồ cá Koi

Thành phần của Biofish Koi :

    •  Bacillus subtilis.
    •  Bacillus licheniformis.
    •  Saccharomyces cerevisiae.
    •  Lactobacillus acidophilus.

Công dụng:

    • Phân hủy các chất thải và thức ăn dư thừa của hồ cá Koi.
    • Làm sạch nước Hồ cá Koi – làm trong nước.
    • Vi sinh Xử lý nước trong hồ cá bị vẫn đục.
    • Nuôi cá không cần thay nước thường xuyên.
    • Khử được mùi hôi, tanh của hồ cá Koi.
    • Phòng chống các loại bệnh về nấm cho cá Koi.
    • Làm ổn định độ ph cho hồ cá Koi.

Hướng dẫn sử dụng:

    • Phải lắc đều trước khi sử dụng.
    • Dùng 1 nắp khoảng 20ml cho 1000l nước, sau đó ta đổ trực tiếp vào bể.
    • Nếu sử dụng nước máy: Ta nên để ngoài trời trước 2 tiếng, lọc và sục khí liên tục trước khi cho vào bể cá.
    • Thời gian định kỳ khoảng 7-10 ngày xử lý 1 lần.

Bảo quản:

    • Ta để nơi khô thoáng và mát mẻ.
    • Tránh khỏi ánh nắng của mặt trời. 

 

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ SỰ TƯƠNG TÁC BỘ LỌC HỒ KOI VÀ VI SINH

Một số lưu ý về sự tương tác bộ lọc hồ Koi và vi sinh
Một số lưu ý về sự tương tác bộ lọc hồ Koi và vi sinh

Thứ 1: Bộ lọc Hồ Koi phải đạt chuẩn

    • Hệ thống bơm lọc phải đủ công suất. Ta nên xem lại bơm hồ đã phù hợp với hồ cá koi hay chưa. Ít nhất trong 1 giờ bơm nước ta phải đẩy được gấp 3 lần lượng nước trong hồ Koi. 
    • Chúng ta nên vệ sinh và dọn dẹp hồ cá đúng cách.
    • Cải tạo và xử lý hồ cá koi ngoài trời 3 -4 tháng 1 lần và sau đó châm vi sinh vào hồ cá koi (Biofish koi) để ổn định vi sinh. 
    • Lắp đặt thêm hệ thống lọc phải đúng kỹ thuật và đảm bảo.
    • Thiết bị lọc hay phụ kiện lọc nên phải có đầy đủ.

Thứ 2: Vi sinh trong Hồ cá Koi phải đạt chuẩn

    • Chất thải của Hồ cá Koi thải ra phải được xử lý vi sinh.
    • Hồ mới làm hoặc mới được thay nước, nên tạo hệ vi sinh phát triển hoặc có khả năng  xử lý được chất (NH3, NH4) trong nước (xuất phát ra từ chất thải của cá Koi).
    • Tình trạng cho cá ăn quá nhiều nên cá ăn không hết dẫn tới việc thức ăn cá thừa bị phân hủy, vi sinh phải xử lý một cách kịp thời.
    • Mật độ nuôi cá phải phù hợp, vi sinh có thể phân hủy hết chất thải của cá Koi.
    • Hồ được để ngoài trời ta nên sử dụng vi sinh biofish koi để phân hủy hết chất thải của cá Koi để tránh tình trạng bị hồ vẫn đục, tạo rêu xanh.

Việc tương tác giữa bộ lọc và vi sinh là cực kì vô cùng quan trọng . Bộ lọc chuẩn giúp giữ chất cặn bã , làm sạch thức ăn dư thừa, nuôi được vi sinh mà khi bạn đã thả vào hồ. Giúp hồ bạn trở nên trong mà không bị hiện tượng châm vi sinh hồ để lọc hồ cá koi làm cho hai ba ngày đầu thì trong mà những ngày sau hồ lại trở lại như bình thường.

 

TẠI SAO NÊN MUA VI SINH CÁ KOI TẠI THIÊN DƯƠNG KOI

Thiên Dương Koi từ lâu đã trở thành một đơn vị được biết đến về việc nhập khẩu, phân phối nhiều loại bể cá chất lượng cao. Khi mua chế phẩm về vi sinh cho bể cá tại Thiên Dương Koi khách hàng vô cùng yên tâm về chất lượng cũng như giá cả. Chúng tôi đảm bảo Thiên Dương Koi là đơn vị cung cấp chế phẩm về vi sinh có chất lượng tốt nhất trên thị trường với giá cả phù hợp nhất với tài chính hiện có của bạn . Khi mua tại Thiên Dương Koi quý khách sẽ nhận được các ưu đãi như:

    • Được bảo hành dài hạn: Trong thời gian còn được bảo hành nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì về chế phẩm vi sinh chúng tôi sẵn sàng cho khách hàng liên hệ bên Thiên Dương Koi để đổi trả.
    • Sản phẩm đảm bảo là sản phẩm chính hãng, đạt chất lượng chuẩn.
    • Khách hàng được kiểm tra chế phẩm vi sinh trước khi sử dụng cho bể cá.
    • Miễn phí vận chuyển cho khách hàng tại nội nội thành Hồ Chí MInh, giao hàng nhanh chóng, linh hoạt cho các khách hàng trên toàn quốc.
    • Thanh toán linh hoạt.

Mọi thông tin cần được tư vấn hay cần chúng tôi giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ Thiên Dương Koi chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline